Các lệnh linux thường dùng cho raspberry pi

0
5578
Các lệnh linux dùng cho Raspberry Pi

Đôi khi thật khó để bạn theo dõi tất cả các lệnh linux cho Raspberry Pi mà bạn sử dụng, vì vậy trong bài viết này tôi cung cấp danh sách một số lệnh hữu ích và quan trọng nhất để giúp việc sử dụng Linux trên Raspberry Pi được dễ dàng hơn. Nhưng trước tiên bạn cần lưu ý về các đặc quyền của người dùng.

Có hai “chế độ” người dùng mà bạn có thể làm việc trong Linux. Một là chế độ người dùng có đặc quyền truy cập cơ bản và chế độ kia là chế độ có đặc quyền truy cập của quản trị viên (người dùng siêu cấp AKA hoặc root). Một số tác vụ không thể được thực hiện với các đặc quyền cơ bản, vì vậy bạn cần nhập chúng với các đặc quyền của người dùng cấp cao để thực hiện chúng. Bạn sẽ thường xuyên thấy tiền tố sudo trước các lệnh, có nghĩa là bạn đang yêu cầu máy tính chạy lệnh với các đặc quyền của người dùng cấp cao.

Hầu hết các lệnh linux cho Raspberry Pi bên dưới có rất nhiều tùy chọn hữu ích khác mà tôi không đề cập đến. Để xem danh sách tất cả các tùy chọn có sẵn khác cho một lệnh, hãy nhập lệnh, sau đó là –help.

1. Các câu lệnh linux cơ bản

  • apt-get update: Cập nhật phiên bản Raspbian. Lệnh này còn được dùng nếu bạn đổi Repository của Raspbian.
  • apt-get upgrade: Nâng cấp toàn bộ các gói phần mềm đã cài đặt trên Raspbian.
  • rpi-update: Lệnh này sẽ cập nhật mọi thứ trên Raspberry Pi (firmware, packages,…) và có khả năng làm hỏng thứ gì đó. Chỉ sử dụng lệnh này nếu bạn biết bạn làm gì.
  • clear: Xóa màn hình terminal và các lệnh bạn đã thực thi trước đó. Lưu ý, nó chỉ xóa màn hình đi cho gọn, sạch mà thôi.
  • date: Hiển thị ngày giờ hiện tại.
  • find / -name example.txt: Tìm kiếm các file có tên là example.txt trên toàn hệ thống.
  • nano example.txt: Mở file example.txt trong trình biên tập text Nano – Một trình biên tập text (text editor) quen thuộc của Linux
  • poweroff: Tắt Raspberry Pi ngay lập tức
  • raspi-config: Mở menu thiết lập cấu hình Raspberry Pi hay Raspbian.
  • reboot: Khởi động lại Raspberry Pi.
  • shutdown -h now: Tắt Raspberry Pi ngay lập tức
  • shutdown -h 01:22: Tắt Raspberry Pi vào lúc 1:22 AM.
  • startx: Mở giao diện đồ họa của Raspbian (nếu bạn đang ở giao diện console)

2. Các câu lệnh liên quan đến file, folder

  • pwd: Hiển thị thư mục hiện hành (thư mục đang làm việc).
  • ls: Liệt kê các tập tin và thư mục trong thư mục hiện tại hoặc thư mục được chỉ định.
  • ls -la: Hiển thị danh sách các file trong thư mục với các thông tin file size, ngày sửa, quyền hạn của file.
  • cat <file>: Hiển thị nội dung của file. Ví dụ, lệnh cat my_file.txt sẽ hiện thị nội dung của file my_file.txt.
  • tail <file>: Lệnh này cho phép bạn hiển thị phần cuối của tập tin.
  • cd <path>: Di chuyển từ thư mục hiện tại sang thư mục được chỉ định. Ví dụ, lệnh cd /home/pi di chuyển từ thư mục hiện tại sang thư mục pi.
  • cd -: Quay trở lại thư mục trước đó đã ở.
  • cd ~: Quay trở lại thư mục Home.
  • cp <file> <destination>: Copy file hoặc thư mục vào vị trí mới. Ví dụ: lệnh cp examplefile.txt  /home/pi/office/ sẽ copy file examplefile.txt trong thư mục hiện tại đến /home/pi/office. Nếu file cần copy không ở thư mục hiện tại thì ghi rõ vị trí file cần copy. (ví dụ, lệnh cp /home/pi/documents/examplefile.txt  /home/pi/office/ sẽ copy file examplefile.txt trong thư mục documents sang thư mục office). 
  • mv <source> <destination>: Nội dung cú pháp lệnh như lệnh cp nhưng mục đích của lệnh mv là move file thay vì copy. Ví dụ: mv /home/pi/test.txt /home/Documents/ hay mv /home/pi/test/ /home/Documents/
  • mkdir <folder>: Tạo thư mục bên trong thư mục hiện tại. Ví dụ, các lệnh mkdir myfolder và mkdir home/pi/myfolder đều tạo thư mục mới myfolder.
  • rm <file>: Xóa một tập tin. Đối với một thư mục, hãy thêm tùy chọn -rf (recursive and force). Ví dụ, lệnh rm myfile.txt dùng để xóa file myfile.txt. 
  • rmdir my_folder: Xóa thư mục my_folder (nếu thư mục này đang trống).
  • touch: Tạo file trắng mới trong folder hiện tại. Có thể sử dụng các lệnh khác như nano, vi.

3. Các lệnh liên quan đến mạng và internet

  • ifconfig: Kiểm tra tình trạng mạng hiện tại trên Raspberry Pi. Bạn có thể biết IP của Raspberry Pi nếu đang kết nối.
  • iwconfig: Kiểm tra adapter không dây nào đang chạy.
  • iwlist wlan0 scan: Hiển thị danh sách các mạng wifi trong khu vực.
  • iwlist wlan0 scan | grep ESSID: Hiển thị danh sách các mạng wifi trong khu vực có tên theo yêu cầu.
  • nmap: Quét mạng và hiển thị các thiết bị đang kết nối, cổng, giao thức, trạng thái của hệ thống, địa chỉ MAC và các thông tin khác.
  • ping: Kiểm tra kết nối giữa các thiết bị trong mạng.
  • wget http://www.website.com/example.txt: Tải file example.txt từ trên mạng về và lưu vào folder hiện tại.

4. Các lệnh liên quan đến hệ thống

  • cat /proc/meminfo: Hiển thị thông tin chi tiết về RAM của Raspberry Pi.
  • cat /proc/partitions: Hiển thị thông tin các phân vùng của thẻ nhớ hoặc ổ cứng hoặc USB cắm trên Raspberry Pi.
  • cat /proc/version: Hiển thị phiên bản Raspberry Pi đang sử dụng
  • df -h: Hiển thị thông tin dung lượng lưu trữ còn trống.
  • dpkg –get-selections | grep XXX: Hiển thị các gói phần mềm đã cài đặt có liên quan đến từ khóa XXX.
  • dpkg –get-selections: Hiển thị toàn bộ các phần mềm đã cài trên Raspberry Pi.
  • free: Hiển thị lượng RAM còn trống.
  • service <servicename> <action>: Lệnh này cho phép bạn khởi động hoặc dừng các dịch vụ.
  • hostname -I: Hiển thị IP củaRaspberry Pi.
  • lsusb: Liệt kê các thiết bị USB đang cắm vào Raspberry Pi.
  • UP key: Bấm phím mũi tên lên sẽ hiển thị các lệnh đã từng chạy trước đây.
  • vcgencmd measure_temp: Hiển thị thông tin nhiệt độ GPU. Chi tiết có thể tham khảo thêm Kiểm tra nhiệt độ Raspberry Pi.
  • vcgencmd get_mem arm && vcgencmd get_mem gpu: Hiển thị thông tin RAM của CPU và GPU.

Hy vọng với danh sách các lệnh linux cho raspberry này sẽ giúp các bạn làm quen với Raspberry Pi nhanh hơn, sử dụng hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm: https://www.raspberrypi.org/documentation/linux/usage/commands.md

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây