Đồng hồ vạn năng – Hướng dẫn sử dụng

0
6695
Đồng hồ vạn năng VOM
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng VOM

Giới thiệu 

Đồng hồ vạn năng (VOM) là một đồng hồ vạn năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động, và do đó cần có nguồn điện như pin. Đây là loại thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. 

Đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính: Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. 

Ngày nay người ta đã tích hợp vào đồng hồ vạn năng nhiều chức năng khác như đo logic, kiểm tra pin, đo thông mạch, đo hệ số khuếch đại của transistor

Đồng hồ vạn năng VOM

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng

(1) COM, N: Đây là lỗ cắm dây đo đen, là dây dùng chung cho mọi chức năng đo.

(2) DCmA: Thang đo dòng điện một chiều.

(3) DCV: Thang đo điện áp một chiều. Dùng để đo pin, ắc quy, các bộ nguồn chỉnh lưu..

(4) Khi kim bị lệch bạn dùng tua vít vặn chỉnh lại kim cho đúng vị trí ban đầu. Để đo được chính xác hơn.

(5) Kim chỉ thị: Cho người dùng biết giá trị cần đo.

(6) ACV: Thang đo điện áp xoay chiều, được dùng đo nhiều điện áp nguồn xoay chiều chưa cấp chỉnh lưu.

(7) Núm tinh chỉnh zero: Trong chế độ đo Ohm thì khi chập que đen que đỏ lại thì kim phải đưa về giá trị 0 (zero). Nếu chưa về 0 thì vặn núm này cho được thì thôi.

(8) Thang đo transistor: Cắm các chân của transistor vào để biết độ khuếch đại dòng của transistor.

(9) Thang đo Ohm: Khi muốn đo giá trị điện trở thì vặn núm xoay về thang đo này.

(10) P, +: Lỗ cắm dây đo màu đỏ được dùng để đo các than đo điện áp, đo điện trở, đo logic, đo thông mạch, kiểm tra pin và đo dòng điện nhỏ.

Hướng dẫn đo

1. Đo điện áp một chiều

Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo DCV và chọn giá trị lớn nhất để đo nếu bạn chưa biết điện áp cần đo là bao nhiêu. Cắm hai que đo vào điểm cần đo điện áp và nhìn kim chỉ thị ở vạch DCV.

Lưu ý: Khi đo nhớ đặt kim đúng chiều que đen ở mass, que đo ở điện áp dương, nếu đo sai vị trí có thể làm giảm tuổi thọ của đồng hồ.

2. Đo điện áp xoay chiều

Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo ACV và chọn giá trị lớn nhất để đo nếu bạn chưa biết điện áp cần đo là bao nhiêu. Cắm hai que đo vào điểm cần đo điện áp và nhìn kim chỉ thị ở vạch ACV.

Lưu ý: Khi đo nhớ kiểm tra kĩ thang đo mình cần đo, sơ ý sẽ gây ra cháy đồng hồ.

3. Đo điện trở

Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo Ohm và chọn một giá trị gần với giá trị điện trở để đo nếu chưa biết giá trị điện trở cần đo nằm ở khoảng nào thì chọn từ thang đo nhỏ nhất là X1. Chập hai que đo lại với nhau và tinh chỉnh núm xoay (7) để đưa kim về vị trí 0. Sau đó đưa hai que đo vào hai đầu điện trở rồi quan sát kim chỉ thị để đọc kết quả đo.

4. Đo dòng điện một chiều giá trị nhỏ mA

Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo DCmA và chọn một giá trị lớn nhất để đo nếu chưa biết giá trị dòng điện cần đo nằm trong khoảng nào. Cho hai que đo vào 2 điểm mà trước đó bạn đã tách ra khỏi mạch điện kín rồi quan sát kim hiển thị và đọc kết quả đo.

5. Đo thông mạch

Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo Ohm và chọn giá trị X1. Sau đó đưa hai que đo vào hai đầu dây dẫn nếu kim lên là thông mạch còn kim không lên là bị đứt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây