Các nền tảng Internet of Things phổ biến hiện nay

0
6569
Các nền tảng IoT

Hiện nay các thiết bị phần cứng IoT kết nối với các phần mềm ứng dụng để chuyển tiếp thông tin thông qua các giao thức truyền nhận dữ liệu. Nền tảng Internet of Things (IoTs Platform) là những ứng dụng thực hiện việc liên kết giữa các thiết bị IoT và trung tâm dữ liệu từ đó tạo ra một mạng dữ liệu cung cấp đầy đủ thông tin được thu thập từ hàng trăm thiết bị IoT khác nhau. Với những khả năng mà IoT platform có thể cung cấp được, các công ty công nghệ ngày càng tận dụng nó nhiều hơn. Hiện nay, có rất nhiều IoT platform cung cấp nhiều tùy chọn khác nhau để triển khai các dự án IoT. Những cái tên như Amazon hay Microsoft là những người tiên phong trong lĩnh vực phát triển IoT platform và sau đây là 5 IoT platform phổ biến bạn có thể sử dụng cho các ứng dụng IoT của mình.

Amazon Web Service (AWS) IoT

Năm 2017, Amazon đã thông báo AWS IoT platform của họ tại hội thảo Re:Invent  với các tính năng chính như sau:

  • Registry for recognizing devices: Tất cả các thiết kết nối đến AWS IoT đều được xem là một Things và AWS IoT cho phép bạn lưu các thông tin của các thiết bị kết nối đến AWS IoT thông qua tài khoản AWS IoT.
  • Cung cấp các gói phần mềm phát triển cho các thiết bị phần cứng.
  • Device Shadows: khi thiết bị kết nối đến AWS sẽ được xem là một Device Shadow, đại diện cho danh tính và trạng thái đã biết cuối cùng của thiết bị và cung cấp kênh để gửi và nhận dữ liệu với thiết bị.
  • Secure device gateway: là gateway bảo mật cho các thiết bị IoT.
  • Rules engine: các công cụ, quy tắc giúp giao tiếp giữa các dịch vụ của AWS và thiết bị.

Nền tảng internet of things AWS

Các nền tảng IoT của AWS giúp các nhà phát triễn dễ dàng hơn trong việc kết nối nhiều loại cảm biến cho nhiều loại ứng dụng khác nhau. Hiện nay Amazon đã hợp tác với các hãng phần cứng khác như Texas Instruments, Broadcom và Qualcomm để tạo ra những phần cứng tương thích với nền tảng của họ.

Microsoft Azure IoT

Là một nền tảng cung cấp nhiều giải pháp mở rộng, các dịch vụ nền tảng và các công nghệ tiên tiến. Đối với dịch vụ nền tảng đám mây, Microsoft Azure IoT cung cấp các tính năng chính sau đây:

  • Device shadowing (tương tự như AWS)
  • Rule engine: các công cụ, quy tắc giúp giao tiếp giữa các dịch vụ của Azure và thiết bị
  • Nhận dạng thiết bị
  • Giao diện giám sát thông tin

Để xử lý số lượng lớn thông tin thu thập từ hệ thống nhiều cảm biến, Azure IoT kết hợp với Azure Stream Analytics để xử lý lượng thông tin khổng lồ theo thời gian ngắn.

Google Cloud Platform

Google Cloud là một trong những nền tảng IoT tốt nhất hiện nay. Với khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ bằng cách sử dụng Cloud IoT Core, giúp Google thực sự nổi bật so với đối thủ khác. Một số tính năng của Google cloud platform:

  • Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp: Google Cloud cung cấp các dịch vụ tích hợp giúp các doanh nghiệp xử lý lượng dữ liệu khổng lồ bị phân tán trên toàn cầu theo thời gian thực. Các doanh nghiệp còn có thể sử dụng kết hợp các giải pháp phân tích dữ liệu tiên tiến kết hợp với công nghệ học máy từ Cloud Machine Learning Engine.
  • Tăng tốc thiết bị
  • Cắt giảm chi phí bằng các dịch vụ đám mây
  • Hệ sinh thái đối tác rộng lớn

ThingWorx IoT platform

Thingworx là một nền tảng IoT được thiết kế để phát triển ứng dụng doanh nghiệp, nó cung cấp các tính năng chính như:

  • Dễ dàng kết nối các thiết bị IoT đến nền tảng ThingWorx.
  • Loại bỏ sự phức tạp khỏi quá trình phát triển ứng dụng IoT.
  • Chia sẻ nền tảng giữa các nhà phát triển để thúc đẩy phát triển nhanh chóng.
  • Tích hợp học máy để tự động hóa các phân tích dữ liệu lớn phức tạp.
  • Cung cấp công nghệ đám mây, các giải pháp về hệ thống nhúng và IoT.

IBM Watson

IBM Watson là một nền tảng IoT được nhiều nhà phát triển thực hiện. Được hỗ trợ bởi nền tảng phát triển đám mây hỗn hợp PaaS của IBM, Watson IoT cho phép các nhà phát triển dễ dàng triển khai các ứng dụng IoT. Các tính năng cơ bản của IBM Watson như:

  • Quản lý thiết bị.
  • Bảo mật truyền thông.
  • Truyền nhận dữ liệu thời gian thực.
  • Lưu trữ dữ liệu,
  • Cung cấp dịch vụ dữ liệu về thời tiết.

Trên đây mình đã giới thiệu một số nền tảng phổ biến về Internet of Things hỗ trợ đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Sử dụng các nền tảng lớn vào hệ thống IoT sẽ giúp cá nhân và doanh nghiệp nâng cao hiệu suất của hệ thống, được hỗ trợ nhiều giải pháp khác nhau và không phải lo lắng về vấn đề bảo mật hoặc lưu trữ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây